Khi đội chủ nhà bị đối thủ đến từ Nam Mỹ dẫn trước 2-0 ngay trong hiệp một, các cổ động viên đã rời đi và nhiều khu vực khán đài gần như trống rỗng.
Đó là hệ quả của việc chọn một quốc gia không có truyền thống bóng đá đăng cai giải vô địch thế giới.
Sau lễ khai mạc hoành tráng, với phần âm nhạc sôi động, nhấn mạnh vào "sự đa dạng" chủng tộc, tôn giáo và giới tính nhưng hầu như không có phụ nữ nào trong khu VIP dành cho các quan chức chủ nhà và FIFA, cơn thủy triều đỏ xuất hiện khi quả bóng "Al Rihla" bắt đầu lăn.
Người hâm mộ Qatar, trong trang phục đỏ, mang đến sự sôi động trước nhóm nhỏ CĐV của Ecuador.
Nhưng bầu không khí trở nên tẻ nhạt khi bước vào hiệp hai. Rất nhiều người bỏ về ngay khi hiệp một vừa kết thúc.
Khu vực dành cho các CĐV Qatar giảm đi khoảng 70% khi trọng tài Daniele Orsato (Italy) cho hiệp hai bắt đầu.
Chưa bao giờ điều này diễn ra trong lịch sử World Cup, đặc biệt là trận đấu khai mạc.
2. Ban đầu, theo như lịch thi đấu mà FIFA ấn định hồi tháng Bảy, quả bóng "Al Rihla" chỉ chính thức lăn vào ngày 21/11, với 4 trận mỗi ngày.
Sau đó, BTC đẩy trận đấu giữa chủ nhà Qatar và Ecuador lên đá sớm một ngày nhằm nhấn mạnh thông điệp về tinh thần hiếu khách và hòa nhập.
Ở sân vận động Al Bayt, cách thủ đô Doha khoảng 60 km, 67.372 khán giả có mặt - vượt qua sức chứa (60.000).
Một số đoạn đường bị tắc. Những tiếng la hét không ngừng vang bên ngoài sân. Cổng vào sân hầu như luôn chật kín.
Một số khán giả không có vé cũng đến sân. Nhiều người trong số họ bắt đầu cầu nguyện trên bãi cỏ quanh sân.
Nhưng thông điệp hiếu khách đổi lại bằng hình ảnh xấu xí. Những CĐV tiếp tục nán lại theo dõi trận đấu thì không biết cổ vũ như thế nào, hoàn toàn giống như khán giả của các chương trình truyền hình thực tế với những tràng pháo tay và tràng cười ngặt nghẽo.
Bên khu vực đối diện, các CĐV Ecuador cổ vũ nhiệt tình và sống trong cảm xúc bóng đáthực sự.
3. Nhà báo Adrian Esparza của TUDN, người đứng bên ngoài sân, ghi nhận phản ứng của một trong những CĐV bỏ về sớm: "Chúng tôi thua rồi. Mọi người chờ đợi rất nhiều năm để chứng kiến một trận đấu như thế này".
Đối với người Qatar, trận đấu mở màn của đội nhà đầy thất vọng. Với FIFA và BTC World Cup 2022, những gì diễn ra là sự xấu hổ.
World Cup 2022 vốn bị tẩy chay bởi nhiều cầu thủ (hoặc cựu cầu thủ) và huấn luyện viên, cũng như những nhà hoạt động nhân quyền.
Chính vì thế, câu chuyện trong trận khai mạc trở thành công cụ cho những cuộc chỉ trích FIFA lẫn Qatar.
Thậm chí, có những người kêu gọi nên hoãn lại World Cup và hành động bỏ về của khán giả chủ nhà để lại vết nhơ trong lịch sử giải đấu.
Trong kỳ World Cup kỳ lạ, sự bất thường có lẽ chưa dừng lại.
Đây là một phần của chương trình hỗ trợ vận động viên thể thao VN với tên gọi “Việt Nam Thắng Vàng” do Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT cùng Sabeco triển khai từ năm 2022, nhằm hỗ trợ phát triển tài năng thể thao quốc gia, hướng đến nâng cao thành tích của Việt Nam tại các sự kiện thể thao quốc tế như Asiad 2023, Olympic 2024.
Thuộc khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa Bộ VHTTDL và Sabeco, chương trình “Việt Nam Thắng Vàng” dành 5 tỷ đồng hỗ trợ các vận động viên trọng điểm trong việc tập luyện và tham gia thi đấu quốc tế. Tổng cộng đã có 750 triệu đồng đã được trao cho 50 vận động viên được tuyển chọn bởi Tổng cục TDTT. Khoản hỗ trợ còn lại dự kiến được giải ngân trong tháng 3 và 4/2023 để hỗ trợ VĐV thi đấu nước ngoài và mua trang thiết bị luyện tập.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Venus Teoh Kim Wei - Phó Tổng Giám đốc Sabeco phụ trách Marketing - cho biết: “Chúng ta không thể thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam mà không có các vận động viên. Họ là những người đại diện cho Việt Nam tại các giải đấu quốc tế và những vận động viên thắng giải luôn là nguồn cảm hứng to lớn với tất cả mọi người, khơi gợi lòng tự hào dân tộc. Vì vậy chương trình hỗ trợ của Bia Saigon tập trung vào sự phát triển của các vận động viên nhằm mang đến những gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam”.
Trước đó, trong năm 2022, Bia Saigon là nhà tài trợ kim cương cho SEA Games 31, đồng thời đồng hành cùng các đội tuyển bóng đá quốc gia (gồm đội tuyển nam, đội tuyển nữ và đội tuyển U23).
Không chỉ hỗ trợ tài năng thể thao chuyên nghiệp, trong suốt nhiều năm qua, Sabeco và Bia Saigon đã chung tay cùng Chính phủ, ban ngành địa phương và các đối tác thực hiện nhiều chương trình cộng đồng nhằm cổ vũ tinh thần rèn luyện thể thao, thúc đẩy lối sống lành mạnh và qua đó góp phần phát triển nền thể thao nước nhà.
Nổi bật có thể kể đến như dự án “Nâng bước thể thao” được khởi động vào năm 2022 với mục tiêu xây dựng 30 sân thể thao cộng đồng trên cả nước trong vòng 3 năm. Hay sự đồng hành liên tiếp nhiều năm của Sabeco và Bia Saigon với các giải thể thao phong trào mang quy mô quốc gia và cả quốc tế như Tiền Phong Marathon, Giải bóng đá 7 người Cúp Bia Saigon, Giải bóng đá Press Cup dành cho cơ quan báo chí…
Chung tay phát triển thế hệ tài năng trẻ quốc gia
Thể thao nói riêng và các tài năng trẻ nói chung luôn là đối tượng mục tiêu mà Sabeco và Bia Saigon hướng đến.
Tiêu biểu, thông qua quan hệ hợp tác chiến lược kéo dài 3 năm với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sabeco đã đồng hành và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như giải thưởng Người thợ trẻ giỏi, giải thưởng Lương Định Của nhằm tôn vinh các gương mặt thanh niên tiêu biểu và các hoạt động tập huấn góp phần nâng cao năng lực cho thanh niên nông thôn.
Chuỗi hoạt động dài hơi đồng hành cùng thể thao Việt Nam, nâng cao chất lượng sống và phát triển năng lực của thanh niên là một phần trong cam kết phát triển bền vững 4C của Sabeco xoay quanh 4 trụ cột - Đất nước (Country), Văn hóa (Culture), Bảo tồn (Conservation) và Tiêu thụ (Consumption). Được triển khai từ 2019, chiến lược hướng đến mục tiêu chung là mang đến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam thịnh vượng.
Thanh Trúc
" alt=""/>Bia Saigon cam kết hỗ trợ phát triển tài năng trẻ Việt NamVợ chồng chị Nga quê ở Vĩnh Phúc. Bởi không có mấy đất đai, chẳng đủ để chăn nuôi, trồng trọt, vợ chồng chị phải đi làm mướn. Ở quê, dù chăm chỉ làm việc nhưng thấy cuộc sống cứ mãi chật vật, họ đành gửi lại 3 con thơ cho cha mẹ già, rồi theo những người đồng hương vào thành phố tìm cách mưu sinh.
![]() |
Người dân xóm ve chai vui mừng nhận quà của chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet. |
Sau một thời gian đi làm công nhân, chị Nga xin nghỉ để cùng chồng đi lượm ve chai, cái nghề mà rất nhiều người trong xóm trọ đang làm. Chị tâm sự, công việc này tuy có phần nhếch nhác và phải chịu khó, làm dài thời gian, nhưng phù hợp với sức khỏe của người chồng ốm yếu của chị. Thêm nữa, mỗi lần cha mẹ già hay con cái đau ốm, vợ chồng chị vẫn có thể tranh thủ về thăm mà không vướng bận gì.
Mỗi tháng, ngoài tiền đóng trọ và ăn uống, họ tích cóp, gửi về quê khoảng 3 triệu đồng để phụ tiền ăn học của các con, vì vậy gần như chẳng dư được đồng nào.
Hơn 4 tháng thất nghiệp vì dịch Covid-19, cả 2 vợ chồng chị không có một đồng thu nhập. Dù được địa phương quan tâm, nhận được cả 3 đợt tiền hỗ trợ trong mùa dịch với tổng số tiền là 5 triệu đồng, nhưng chẳng thấm là bao trong khoảng thời gian dài đằng đẵng chờ đợi. Họ phải vay mượn ở quê để có tiền cho cha mẹ và con cái sinh hoạt.
Đầu tháng 10, thành phố nới lỏng, vợ chồng chị lập tức bắt đầu lại với công việc. Những ngày không mưa, họ đi lượm đến 1-2 giờ sáng mới nghỉ.
“3 đứa nhỏ ở quê đi học tốn kém lắm, với cả chúng tôi đang cố gắng đi làm để trả nợ đã vay trong đợt dịch. Còn vài tháng là Tết, vợ chồng tôi phải tranh thủ làm từng ngày để bù lại thôi, cũng chẳng biết Tết này có đủ tiền về quê hay không”, chị Nga bùi ngùi.
![]() |
![]() |
Nhiều lao động làm tại các công ty vẫn chưa thể đi làm trở lại. Họ vẫn cần bàn tay tiếp sức trong giai đoạn "bình thường mới". |
Ở xóm trọ ve chai ấy phần lớn đều đã đi làm trở lại giống như vợ chồng chị Nga. Dù họ vẫn sợ dịch bệnh, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ tự động viên chính mình “đã được tiêm 2 mũi vắc xin rồi thì chắc không sao”.
Cũng ở trong xóm trọ, hoàn cảnh chật vật không kém vợ chồng chị Nga là gia đình chị Lê Thị Hòa. Bởi đứa con út mắc bệnh động kinh từ lúc mới sinh ra nên chị Hòa phải nghỉ hết mọi việc để chăm sóc con suốt 3 năm qua. Đứa con lớn phải gửi về quê nhờ cha mẹ đỡ đần. Một mình chồng chị Hòa đi làm nhưng chẳng lo xuể quá nhiều chi phí.
Thỉnh thoảng, con trai lại phải nhập viện cấp cứu khiến gia đình chị khốn đốn. Vừa rồi, cậu bé phải nhập viện vì viêm phổi, ở viện theo dõi và điều trị hơn 10 ngày mới về, chị rất bất ngờ khi được hàng xóm đăng ký hộ gói lương thực thực phẩm của chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch của Báo VietNamNet.
Đợt này hội đồng hương tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hỗ trợ đưa người dân gặp khó khăn về quê, nhưng chị Hòa không dám đưa con về, sợ nửa đường con lên cơn co giật thì không biết làm sao để cứu. Trong cảnh thiếu thốn, nhận được quà ngay khi con trai xuất viện, chị nghẹn ngào: “Tôi và người dân trong xóm trọ xin cảm ơn Quý báo và các nhà hảo tâm nhiều lắm. Trong suốt mùa dịch đến nay, nhờ những tấm lòng bao dung của mọi người, chúng tôi mới có thể cầm cự được”.
Khánh Hòa
Tiếp tục chương trình Tiếp sức đẩy lùi đại dịch cùng VietNamNet, báo VietNamNet đã trao nhiều phần quà đến các hộ gia đình khó khăn và những người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TP Hà Nội.
" alt=""/>Vợ chồng lượm ve chai đến 2 giờ sáng xúc động nhận gói quà tiếp sức